Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Doanh nghiệp cần biết khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Nền kinh tế, thị trường hiện nay luôn biến động vì vậy doanh nghiệp bạn cần phải thay đổi theo để thích nghi, đón đầu thị trường, xu hướng và hội nhập. Kéo theo đó là những thay đổi trong nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh.
Nhưng trước khi thay đổi những nội dung trên giấy phép của mình, Bravolaw xin nêu một số vấn đề mà khách hàng cần quan tâm trước khi nộp hồ sơ vào Sở kế hoạch và đầu tư:


1. Đổi tên công ty:
Đây là nhu cầu của khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp hơn với chiến lược của công ty, đặc thù của thị trường và đặc biệt để khách hàng yêu mến hơn. Trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mình đặt tên công ty đúng theo quy định chưa? Tên công ty có trùng hay không?Sau khi nhận giấy phép thay đổi tên công ty, quý doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau: đổi con dấu doanh nghiệp, làm thông báo gửi lên cơ quan thuế, gửi thông báo đến các cơ quan hữu quan mà công ty có giao dịch như: điện lực, ngân hàng…. 

Lưu ý: nếu doanh nghiệp không đổi tên công ty bằng tiếng Việt mà chỉ bổ sung tên công ty bằng tiếng Anh hoặc tên viết tắt thì doanh nghiệp không cần thay đổi con dấu.

2. Chuyển địa chỉ công ty: 
Chuyển sang một địa điểm khác để phù hợp hơn với tình hình hoạt động, với khách hàng là một điều nên làm. Nhưng trước khi thay đổi bạn nên quan tâm đến các quy định về đặt trụ sở công ty (chung cư không thể đặt làm trụ sở doanh nghiệp).
Nếu chuyển địa chỉ cùng quận, doanh nghiệp chỉ cần làm thông báo lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan về việc chuyển địa chỉ trụ sở: điện lực, bưu chính, viễn thông, internet…
Nếu chuyển địa chỉ khác quận, doanh nghiệp cần làm thủ tục: đổi con dấu của doanh nghiệp, làm thông báo lên cơ quan thuế và làm thủ tục chuyển quận quản lý thuế, thông báo với các cơ quan hữu quan….


3. Thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh
Đây là nhu cầu phổ biến nhất của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Tuy vậy bạn cần tham khảo các nội dung sau:
Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Ngành nghề quy hoạch tại TPHCM
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, quý doanh nghiệp cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan.

4. Tăng, giảm vốn điều lệ: 
Nếu tăng vốn điều lệ bạn cần quan tâm đến các bậc thuế môn bài cần đóng

Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
Sau khi nhận giấy phép kinh doanh bạn cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan.  

5. Thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn/ chủ sở hữu
Thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu mới cần nộp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng cùng hồ sơ xin thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn/ chủ sở hữu.
Sau khi ra giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan.

6. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Mọi thứ đều có thể thay đổi để việc kinh doanh thuận lợi và tốt hơn. Người đại diện pháp luật cũng phải thya đổi nếu việc kinh doanh cần.
Người đại diện pháp luật mới cần cung cấp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng. Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp cần làm thông báo gửi đến cơ quan thuế, cơ quan hữ quan khác.

7. Thay đổi các nội dung khác:
Thay đổi số điện thoại, địa chỉ mail, thông tin CMND của thành viên, đại diện pháp luật… và rất nhiều thông tin khác. Bạn cũng cần làm thông báo gửi đến cơ quan thuế và cơ quan hữu quan.

1 nhận xét: